DAO_TAO_FOREX_2.png

icmarkets_mới_nhất.jpg

Trendline là gì? Hướng dẫn vẽ Trendline áp dụng Trade hiệu quả nhất

đường_xu_hướng_fx.jpg

Trendline (đường xu hướng) là gì?

Khái niệm Trendline là khái niệm mang đầy tính mơ hồ, thể hiện sự chủ quan của Trader nhiều hơn và gần như không có sự thống nhất. Chính vì thế, với kẻ Trendline thì 9 người 10 ý, chẳng ai giống ai cả! Nên rất khó có thể đưa ra được định nghĩa chuẩn xác nhất!

Nhưng về cơ bản, đường xu hướng là đường nối giữa các đáy để tạo thành đường hỗ trợ (trong xu hướng tăng) hoặc là đường để nối các đỉnh để tạo thành đường kháng cự (trong xu hướng giảm). Chúng được sử dụng để đưa ra dấu hiệu cho xu hướng hiện tại, đồng thời cũng dự báo khi nào xu hướng sẽ thay đổi. Ngoài ra, Trendline cũng đóng vai trò như là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, cung cấp cho Trader cơ hội để mở hoặc đóng vị thế trong giao dịch.

Những lưu ý về Trendline

Các_lưu_ý_về_Trendline.jpg

Đường xu hướng không bao giờ là đường ngang, phải luôn luôn là đường chéo. 

Chỉ có hai loại đường xu hướng, đường xu hướng giảm và đường xu hướng tăng, khi thị trường sideway (đường xu hướng nằm ngang) thì không được xem là đường xu hướng.

Một đường xu hướng giảm cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm và nếu chúng bị phá vỡ, rất có thể thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ giảm sang tăng.

Một đường xu hướng tăng cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng và nếu chúng bị phá vỡ, điều đó có nghĩa là thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ tăng sang giảm.

Cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ 1 đường xu hướng nhưng cần phải có thêm đỉnh thứ 3 thì đường xu hướng đó mới được xác nhận. Như vậy, sẽ có 1 sự xác nhận xu hướng khi giá chạm trend tạo thành đỉnh thứ 3.

Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.

Về cơ bản, giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần thì càng có giá trị, bởi vì có nhiều nhà giao dịch sẽ sử dụng chúng như là các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Không cần vẽ đường xu hướng “vừa vặn” với thị trường. Nếu đường xu hướng không đúng với thị trường tức là nó đã bị sai, vì thế không cần phải cố điều chỉnh cho vừa vặn, phù hợp làm gì.

Sử dụng thân nến hay cả râu nến khi vẽ đường Trendline?

Khi vẽ Trendline chỉ sử dụng thân nến để vẽ, tuy nhiên có nhiều người lại sử dụng toàn bộ phần râu nến. Nói chung, trong trường hợp râu nến quá dài bạn có thể bỏ qua. Tuy nhiên, để chính xác nhất hãy dùng cả râu, mặc dù trong vài trường hợp bỏ râu nến vẫn chấp nhận được và giữ lại râu cũng không sao. Bạn có thể tham khảo hai biểu đồ sau:

Trader vẽ Trendline râu nến:

vẽ_Trendline_cả_râu_nến.jpg

Trader vẽ Trendline thân nến:

vẽ_Trendline_thân_nến.jpg

Các quy tắc để vẽ Trendline

1: Để xác nhận một xu hướng, bạn cần ít nhất ba điểm nằm trên cùng một đường

Khi vẽ đường xu hướng, Trader phải có tối thiểu hai điểm. Để xác nhận xu hướng hỗ trợ hoặc kháng cự, bạn cần thêm điểm thứ ba, nằm trên cùng một đường với hai điểm trước đó. Hãy nhìn vào biểu đồ USD/CAD ở ví dụ dưới đây:

quy_tắc_để_vẽ_Trendline.jpg

Trader thấy, xu hướng tăng bắt đầu hình thành với đáy thứ nhất và thứ hai. Đáy thứ ba là tín hiệu xác nhận xu hướng. Các mũi tên sau đáy số 3, được vẽ thêm vào, cho thấy có rất nhiều lần giá muốn test lại hỗ trợ nhưng dường như không thể phá nổi, nên vẫn nằm gọn trên đường xu hướng.

2: Đừng bao giờ nghĩ đường xu hướng chỉ là 1 đường thẳng, chính xác hơn chúng là 1 vùng hoặc 1 ngưỡng

Cũng tại ví dụ trên, khi Trader kẻ một đường xu hướng tăng, bạn nên xem xét các râu nến cùng phần thân nến. Thông thường râu nến dưới có thể nằm ngoài phạm vi của đường xu hướng. Tuy nhiên, đường xu hướng là một khu vực chứ không phải là một đường kẻ duy nhất. Nên nếu hành vi giá phá vỡ đường xu hướng với các râu nến dưới được xuyên qua, thì không có nghĩa là xu hướng bị phá vỡ.

Một điểm quan trọng cũng cần lưu ý là khi các đường xu hướng càng cứng, sẽ có nhiều lần giá tìm cách “bounce” nẩy lên hoặc xuống khu vực này với mục đích test lại, chính vì thế khi không thể phá vỡ sẽ rất dễ hình thành nến rút chân tại đây.

xác_nhận_xu_hướng_hỗ_trợ.jpg

 

Một ví dụ khác về cặp tiền tệ USDCAD. Trader thấy rằng một đường xu hướng giảm đang hình thành trên biểu đồ ngày khung D1. Đỉnh thứ ba đã xác nhận cho đường xu hướng này. Trader quan sát kỹ sẽ thấy, rất nhiều lần xuất hiện hành vi giá, khi nến hầu hết đều tìm cách “Bounce” nhảy lên để chạm vào đường Trendline kẻ phía trên.

Vì thế, đã hình thành rất nhiều râu nến cho thấy giá đã bị từ chối khi nó đang cố gắng phá vỡ. Kết quả là, giá đã không thể phá được, nên chúng đã có sự sụt giảm đáng kể, trước khi phá vỡ xu hướng để tăng trở lại.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 

➤ Cách giao dịch theo hệ thống xu hướng được lập trình sẵn hiệu quả nhất

 

➤ Kinh nghiệm Forex là gì? Hãy biến kiến thức thành kỹ năng giao dịch

 

CẢM ƠN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÃ THEO DÕI NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHÚNG TÔI

 

MỌI THẮC MẮC CÁC BẠN LIÊN HỆ

Đăng ký học Forex

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 
 

Đăng ký học Forex

Đăng ký học forex

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

IC_ảnh_nhỏ.jpg

icmarkets_banner_1.gif

LIÊN HỆ KHÓA HỌC

 hotline_diễn_đàn_Forex.jpg  09.32.39.5555 - 09.62.21.21.21

096.666.1585 - 0797 90.90.90

 zalo_diễn_đàn_forex.jpg  09.32.39.5555

 tải_xuống_1.jpg   118 Đường 3/2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh 

   Daotaoforex_2.png   Chienluocforex 

 

 

 

DAO TAO FOREX 2